Sống

Những dự án “Tủ quần áo 0 đồng”

Mô hình “Cũ người mới ta” được phổ biến và ủng hộ đông đảo từ người dân. Với phương châm “Ai thừa thì cho, ai thiếu thì nhận”; “Tủ quần áo 0 đồng” đã đem lại niềm vui cho rất nhiều người có hoàn cảnh khó khăn.

Quầy hàng quần áo đẹp mắt tại Hà Nội

Từ những ngày đầu tháng 10, trước số nhà 70 phố Thái Hà (Hà Nội) luôn tấp nập người dân đến tặng quần áo và nhận quần áo.

Chia sẻ với phóng viên, ông Đặng Khắc Thịnh – nhân viên bảo vệ chuỗi cửa hàng ở số 266, phố Bà Triệu (Hà Nội) chia sẻ: “Mỗi ngày, có hàng trăm lượt người đến đây quyên góp quần áo vào các tủ từ thiện. Và người đến lấy cũng khá đông. Họ chủ yếu là người nghèo, thợ xây, người ở các tỉnh vùng xa đang làm việc ở Hà Nội”.

Số 266 phố Bà Triệu và số 66 đường Chùa Láng (Hà Nội)
Tất cả quần áo được gấp cẩn thận, với đủ kích cỡ, màu sắc dành cho mọi lứa tuổi.

Bệnh viện cung cấp quần áo 0 đồng

Vận động quyên góp trong cán bộ công nhân viên Bệnh viện, các nhà hảo tâm ở các nơi những bộ quần áo giúp đỡ người nhà và bệnh nhân nghèo giúp họ vượt qua những lúc khó khăn. Đó là việc làm mang đậm tính nhân văn mà Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lào Cai đang triển khai; nhằm góp phần “sưởi ấm” những hoàn cảnh khó khăn và bệnh tật.

Tủ quần áo 0 đồng Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lào Cai 
Tiểu đoàn Cảnh sát Cơ động số 4 – Trung đoàn Cảnh sát Cơ động Tây Bắc 
ủng hộ 200 bao quần áo

Kon Tum được nhận quần áo miễn phí

Thôn 5 là một những thôn đặc biệt khó khăn; thuộc xã Đăk Kôi, Kon Rẫy của tỉnh miền núi biên giới Kon Tum. Người dân nơi đây chủ yếu dân tộc thiểu số thiếu thốn trăm bề, quần áo không đủ mặc.

Sau khi phát động chương trình, cán bộ, công nhân viên của Điện lực Kon Rẫy đã mua mới quần áo kết hợp kêu gọi thêm bạn bè, người thân quyên góp hơn 200 bộ quần áo cũ còn sử dụng tốt để triển khai chương trình nhằm trao tặng đến những người kém may mắn hơn mình.

Đồng bào Kon Tum chọn lựa quần áo vừa với mình và người thân để mang về nhà.
Công nhân Điện lực Kon Rẫy giúp đồng bào mặc quần áo, giày dép trong Chương trình “Tủ quần áo 0 đồng”.

Mô hình trực tuyến bảo vệ môi trường

Dự án REshare ra đời với mục đích kéo dài vòng đời cho quần áo cũ; mang quần áo đến cho những người thật sự cần cũng như những ai mong muốn mặc đẹp mà không phải tốn quá nhiều chi phí. 

Anh Nguyễn Trung Nghĩa (Thủ Đức, TPHCM) là người sáng lập dự án “Tủ quần áo 0 đồng” trực tuyến. Anh cho biết ý tưởng này xuất phát từ khi vợ sinh em bé xong. Dọn dẹp lại tủ đồ dư ra rất nhiều quần áo không dùng nữa; anh quyết định đem đồ này trao lại cho những người thật sự cần.

Từ khi hoạt động đến nay, REshare đã thu gom hơn 10 tấn quần áo; với hơn 4.000 sản phẩm đã được chuyển đến tay người dùng. Bên cạnh đó, dự án đã tái chế và chuyển cho nhà máy Insee hơn 2 tấn quần áo.

Trên nền tảng REshare, người dùng dễ dàng tìm kiếm những bộ quần áo với kích thước và màu sắc theo ý muốn
Khu phân loại quần áo tại kho của dự án Reshare nằm trong chung cư thuộc phường Linh Đông, TP Thủ Đức.

Leave a Reply

Bài viết cùng chuyên mục

Back to top button
Vui lòng đăng nhập để gửi báo cáo
Vui lòng đăng nhập để tặng điểm cho tác giả